Định nghĩa và bản chất của quá trình marketing

dinh-nghia-marketing

1. Định nghĩa về marketing (Tiếp thị)

Cho đến bây giờ thì các bạn cũng thấy định nghĩa Marketing có hàng loạt định nghĩa khác nhau khi bạn tìm kiếm trên website, các kênh mạng xã hội đúng không? Thế thì liệu bạn đã hiểu bản chất của việc tiếp thị là gì chưa? Hôm nay cùng Hậu tìm hiểu về bản chất của việc tiếp thị nhé. Nào đầu tiên bạn hãy đọc câu dưới đây

Theo Philip Kotler: Marketing là một hoạt động xã hội và quản trị nhằm tạo ra, truyền tải, trao đổi và cung cấp những giá trị cho khách hàng, đối tác và xã hội một cách có lợi cho tất cả các bên. Bạn nghe  xong thì bạn cảm thấy thế nào. Rất trừu tượng đúng không. Và trên các nền tảng họ còn truyền nhau vô số định nghĩa khác nhau về ” Định nghĩa marketing là gì”  thật ra thì cũng không sai đâu bởi vì marketing là một môn khoa học mà họ học theo định nghĩa họ thích và phù hợp với ngôn ngữ, văn phong của họ là được rồi.

dinh-nghia-marketing
dinh-nghia-marketing

Thế thì theo Hậu định nghĩa tiếp thị mà mình cảm thấy dễ hiểu nhất là ” Nghệ thuật tạo và phân phối giá trị đến tay khách hàng từ đó chúng ta cũng nhận được lại giá trị từ người tiêu dùng” đó là doanh số

Marketing (tiếp thị) có thể được hiểu là:

  • Quá trình tạo ra giá trị: Doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. (Khách hàng nhận được lợi ích từ sản phẩm, dịch vụ đó là giá trị)
  • Quá trình truyền tải giá trị: Doanh nghiệp truyền tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng thông qua các kênh marketing như quảng cáo, PR, content marketing,…
  • Quá trình trao đổi giá trị: Doanh nghiệp trao đổi sản phẩm, dịch vụ của mình lấy tiền của khách hàng.
  • Quá trình cung cấp giá trị: Doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ.

2. Bản chất của Marketing (Tiếp thị)

Bản chất của marketing là sự trao đổi. Doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ. Đọc tới đây chắc bạn cũng nắm được nội dung của bài viết này rồi đấy chúc mừng nha.

3. Quá trình marketing (Tiếp thị)

dinh-nghia-marketing-co-ban
dinh-nghia-marketing-co-ban

3.1. Hiểu rõ khách hàng:

Nghiên cứu thị trường: Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng.
Nghiên cứu marketing: Thu thập phản hồi của khách hàng thông qua khảo sát, phỏng vấn, mạng xã hội,… để hiểu rõ hơn về trải nghiệm của họ với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Phân khúc thị trường: Chia thị trường thành các nhóm khách hàng tiềm năng có nhu cầu và đặc điểm tương đồng để có thể tiếp cận họ một cách hiệu quả hơn.

3.2. Tạo ra giá trị cho khách hàng:

Phát triển sản phẩm/dịch vụ: Thiết kế sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời mang lại giá trị tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Tạo ra trải nghiệm khách hàng liền mạch và tích cực trên tất cả các điểm tiếp xúc với doanh nghiệp.Xây dựng thương hiệu mạnh: Xây dựng thương hiệu uy tín và đáng tin cậy để thu hút và giữ chân khách hàng.

3.3. Thu hút khách hàng:

Nội dung marketing: Tạo ra nội dung marketing hấp dẫn và hữu ích để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
SEO: Tối ưu hóa trang web và nội dung để tăng thứ hạng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google.
Mạng xã hội: Sử dụng mạng xã hội để kết nối với khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ với họ.
Quảng cáo: Chạy các chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu đến khách hàng tiềm năng.
Email marketing: Sử dụng email marketing để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và thúc đẩy bán hàng.

3.4. Chuyển đổi khách hàng tiềm năng:

Kêu gọi hành động (CTA): Sử dụng CTA rõ ràng và hấp dẫn để khuyến khích khách hàng tiềm năng thực hiện hành động mong muốn, chẳng hạn như đăng ký nhận bản tin, tải xuống ebook hoặc mua sản phẩm.
Trang đích (landing page): Tạo các trang đích được tối ưu hóa để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp cho họ thông tin hữu ích và giá trị để thúc đẩy họ mua hàng.

3.5. Duy trì mối quan hệ với khách hàng:

Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt: Cung cấp dịch vụ khách hàng chu đáo và nhanh chóng để giải quyết các vấn đề của khách hàng và đảm bảo sự hài lòng của họ.
Chương trình khách hàng thân thiết: Tạo ra các chương trình khách hàng thân thiết để tri ân khách hàng trung thành và khuyến khích họ mua hàng nhiều hơn.
Thu thập phản hồi khách hàng: Thu thập phản hồi của khách hàng để cải thiện sản phẩm/dịch vụ và trải nghiệm khách hàng.

Quào. Thế là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu qua bản chất cơ bản nhất của việc tiếp thị rồi đúng không nào. Khi bạn đọc tới đây là chắc chắn bạn đã hiểu về giá trị bạn nhận được khi tui trao cho bạn lợi ích rồi đấy. Bạn áp dụng lên thử xem bạn có giống khách hàng tui là doanh nghiệp không nè. Giá trị ở đây là những gì bạn muốn hiểu trong bài viết này đấy. Cảm ơn bạn có thể theo dõi các bài viết khác của mình tại website này nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *